Ngày nay, khi ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp Việt Nam, hiện không còn là khái niệm mới mẻ. Máy tính, internet đã trở thành công cụ làm việc thiết yếu, thì quản trị mạng càng chiếm ưu thế trên thị trường việc làm, hứa hẹn nhiều cơ hội hấp dẫn cho những người tìm việc. Xong để làm được nghề này, ngoài một nền tảng lý thuyết tốt, còn phải có những kinh nghiệm thực tế.
Công việc của người quản trị mạng, đòi hỏi phải có khả năng tự thiết lập một mạng máy tính, cấu hình mạng, điều chỉnh hiệu năng hoạt động mạng máy tính, vận hành hệ thống mạng, giải quyết sự cố mạng và nắm được các phương pháp để bảo vệ mạng trước nguy cơ virus, worm, trojan, spam, cũng như các biện pháp chống xâm nhập, ăn cắp thông tin, phá hoại mạng.
Không đơn thuần là nghề chỉ dành cho những người đam mê, quản trị mạng còn là nghề đòi hỏi, luôn trao dồi nhiều khả năng như: làm việc có kế hoạch, biết cách lập chiến lược… Với môi trường làm việc hiện đại, linh động và luôn luôn đòi hỏi những ý tưởng mới. Tuy mới ra đời tại Việt Nam chưa lâu, nhưng quản trị mạng nhanh chóng trở thành, một trong những công việc đang thu hút giới trẻ rất lớn.
Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng máy tính và các ứng dụng trên máy tính, như một công cụ làm việc thiết yếu. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, cần phải thiết lập một hệ thống mạng máy tính và quản trị hệ thống ấy trong nội bộ công ty. Công việc cụ thể của từng chuyên viên QTM, sẽ tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp. Thông thường,những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin quy mô lớn như: Ngân hàng, bảo hiểm, hàng không, thương mại điện tử… thì một bộ phận quản trị mạng lên tới vài chục, thậm chí là vài trăm người, bởi mạng máy tính là sự sống còn của doanh nghiệp.
Thành thạo việc thiết kế các hệ thống mạng an toàn, nâng cao tính bảo mật, nằm các kỹ thuật xâm nhập cũng như các biện pháp phòng chống tấn công hiệu quả, đó là những công việc cơ bản của một quản trị mạng chính hiệu. Nhưng đối với dân trong nghề, song song với việc làm, họ còn phải ra sức học không ngừng, bởi đặc tính của nghề này đòi hỏi phải chú trọng nâng cao kiến thức, phát huy khả năng xử lý tình huống, đối phó với khủng hoảng, truy tìm dấu vết
Thị trường có nhu cầu rất cao đối với nghề quản trị mạng, càng lúc, công việc này càng chứng tỏ được nó không thể thiếu và vai trò thì ngày càng cao trong thế giới thông tin rộng lớn. Nhiều người nhận định, quản trị mạng là một nghề có quyền lực trong hệ thống mạng. Sự hấp dẫn bởi tương lai tươi sáng đang mở lối cho nhiều bạn trẻ, trước lựa chọn nghề nghiệp của mình.
Trong khi đó, thu nhập của nghề này hoàn toàn tương xứng với những gì mà họ bỏ ra. Với nhân viên thử việc, lương khởi điểm từ 200 – 250 USD/ tháng, khi đã trở thành nhân viên chính thức, con số này có thể gấp 2 đến gấp 3 lần. Với những doanh nghiệp nước ngoài, một nhân viên có vài năm kinh nghiệm đã rủng rỉnh vài nghìn đô.
Nghề nào cũng vậy, để thành công thì phải chấp nhận vượt qua thử thách và khó khăn, tạo dựng thương hiệu cho mình, trong thế giới công nghệ thông tin, với dân quản trị mạng cũng không phải là điều dễ dàng.
Có thể thấy rằng hiện nay, nghề quản trị mạng ở Việt Nam đang thiếu trầm trọng, những người thực sự biết nghề, biết việc. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có cả nghìn người học xong khoá đào tạo, lại không biết xin việc ở đâu. Đó có thể coi là một nghịch cảnh buồn, trong bối cảnh CNTT đang phát triển như vũ bão hiện nay.
|